Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với Thuốc Quý Trong Vường | Sàn Đông Dược , hãy đăng ký kênh để nhận các video mới Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Thuốc Quý Trong Vườn !

Vị cứu tinh từ cây cỏ

Vị cứu tinh từ cây cỏ

Vị cứu tinh từ cây cỏ

Thuốc Quý Trong Vườn

Thuốc Quý Trong Vườn

Thuốc Quý Trong Vườn

Tự nhiên và sức khỏe

Tự nhiên và sức khỏe

Tự nhiên và sức khỏe

Tra cứu thuốc nam, thuốc bắc, bệnh lý

CÂY SẢ Những công dụng trị bệnh tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Cây sả - Những công dụng kỳ diệu của sả và cách dùng

Cây sả ngoài công dụng giúp làm tăng hương vị cho món ăn thêm phần đậm đà mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Các thành phần tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa ung thư.

Kính mời quý thính giả nghe chi tiết trong clip dưới

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Cây sảCây sả bên cạnh tác dụng làm đẹp còn giúp giải cảm và điều trị bệnh

+ Tên khác: Sả chanh, cỏ sả, hương mao hoặc lá sả

+ Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java)

+ Họ: Lúa Poaceae (Gramineae)

I. Mô tả cây sả

+ Đặc điểm sinh thái của cây sả

  • Sả chanh: Là dạng cây mọc theo dạng bụi, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 m. Cây có thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1 m, hẹp với các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá sờ hơi nhám và cò mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông nhưng có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhưng không có cuống.
  • Sả Java: Mọc dạng bụi có thân cao khoảng 2 m. Thân gốc có màu hồng hoặc đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu vào lòng đất khoảng 20 – 25 cm. Lá thuôn dài, có màu xanh, mép lá nhám. Khi trưởng thành, lá rủ xuống khoảng 2/3 phiến lá với các bẹ lá quấn chặt lấy nhau, bao bọc lấy câu. Hoa mọc thành từng chùm thẳng đứng.

+ Phân bố

  • Sả chanh: Có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được du nhập và trồng ở tất cả các tỉnh thành ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
  • Sả Java: Xuất xứ từ đảo Java của Indonexia và hiện nay có thể tìm thấy ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Madgascar,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

  • Bộ phận dùng: Thân và lá
  • Thu hái: Thu hoạch quanh năm
  • Chế biến: Dùng tươi nên chỉ cần hái về rửa sạch và dùng

+ Thành phần hóa học

Cây sả có các thành phần chính như citronella, citra, geraniol và citronellol

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Tác dụng của cây sả

Cây sả chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng tốt đối với sức khỏe

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ấm, vị cay

+ Tác dụng

Cây sả có những tác dụng chính như sau:

  • Giải độc cơ thể: Sả có tác dụng thông tiểu tiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, chúng giúp tuyến tụy, thận, gan và bàng quang trở nên sạch sẽ hơn
  • Sát trùng: Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chi y khoa Braxin cho thấy, sử dụng sả giống như một phương pháp điều trị nhiễm trùng khuẩn staph. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.
  • Chống viêm: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho biết, các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột
  • Ngăn ngừa ung thư: Theo các nhà khoa học, thường xuyên sử dụng nước sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan. Bởi trong tinh chất sả có chứa thành phần luteolin – hoạt chất có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư

Ngoài những tác dụng nêu trên, cây sả còn được biết đến bởi những công dụng sau:

  • Làm đẹp da
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt
  • Chống trầm cảm
  • Cải thiện tình trạng căng thẳng, chóng mặt và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer
  • Tốt cho tóc
  • Giúp giảm cân
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa

+ Tác dụng phụ

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của cây sả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng sả để điều trị bệnh. Nguyên nhân là do sả có tác dụng kích thích tử cung dẫn đến sẩy thai.

+ Lưu ý

Khi sử dụng sả điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:

  • Cây sả có tính ấm và có khả năng làm ra mồ hôi nên chỉ có tác dụng điều trị các chứng bệnh do hư hàn
  • Không nên sử dụng tinh dầu sả nguyên chất tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày
  • Người mắc các chứng bệnh do nhiệt hoặc cơ thể hư nhược không nên dùng sả

III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sả theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa rối loạn tiêu hóa và đau bụng

Dùng 30 – 50 gram sả tươi đem đun sôi. Sau đó hòa một lượng đường vừa phải, đủ ngọt và uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Còn đối với chứng đau bụng đi tả, ngộ độc rượu hoặc bội thực, nên dùng 6 – 12 gram.

+ Giải độc

Dùng 1 bó sả đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm nước lọc và gạn lấy 1 chén rồi uống

+ Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

Dùng 12 gram củ sả, 20 gram củ gấu, 12 gram búp ổi và 12 gram vỏ quýt khô. Sắc chung với 2 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Uống khi nước thuốc còn nóng. Đối với trẻ nhỏ nên chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Trong trường hợp triệu chứng bệnh không khỏi, bệnh nhân có thể thêm 15 gram tía tô sắc uống chung.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Bài thuốc chữa bệnh bằng cây sả

Dùng sả sắc thuốc chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

+ Chống trầm cảm

Sử dụng vài giọt tinh dầu sả pha trong cốc nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước sả tắm hoặc xông hơi để giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc.

+ Tốt cho tóc

Sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.

+ Chữa ho

Sử dụng 250 gram rễ cây sả kết hợp với 250 gram trần bì và 250 gram sinh khương. Tất cả các vị thuốc này đem giã nát và ngâm với 200 ml rượu trắng 40 độ. Sau đó, dùng 500 gram bách bộ đã được bỏ lõi, thái nhỏ và sao khô với 300 gram mạch môn bỏ lõi và 200 gram tang bạch bì sao mật đem đun nước cho đến khi cạn thành cao lỏng 300 ml. Cuối cùng, trộn chung cao lỏng và rượu lại với nhau. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần uống khoảng 10 ml. 

+ Giảm cân

Dùng 10 nhánh sả đem rửa sạch, đập dập rồi cho vào nồi cùng với vài lát chanh tươi, đun sôi. Sau khi nước sôi, lọc lấy nước và chờ nước nguội rồi pha thêm mật ong. Uống nước này vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.

+ Chữa đái rắt và phù nề chân

Sử dụng 100 gram lá sả, 50 gram rễ cỏ tranh, 50 gram rễ cỏ xước và 50 gram bông mã đề đem rửa sạch, cắt nhỏ và đem phơi khô. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 400 ml nước. Chờ thuốc cạn còn 100 ml, lọc lấy thuốc, chia đều uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 4 ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. 

Cây sả mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những bài thuốc chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được khoa học chứng minh. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

15 công dụng của sả có thể khiến bạn bất ngờ

Công dụng của sả không chỉ làm gia vị món ăn thêm thơm ngon mà còn giúp chữa bệnh, sát khuẩn, đuổi côn trùng và tốt cho sức khỏe phụ nữ.

Các món ăn có thêm mùi của cây sả (củ sả) đều trở nên thơm ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, tác dụng của sả còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

1. Công dụng của sả tốt cho hệ tiêu hóa

Sả ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng và tiêu đờm. Ngoài ra, trà từ cây sả và tinh dầu sả còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy hay kích thích trung tiện.

2. Cây sả có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa ung thư?

Hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

3. Tác dụng của sả giúp trị rối loạn kinh nguyệt

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Công dụng của sả sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi hành kinh. Bạn có thể áp dụng công thức kết hợp vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần. Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giảm bớt các cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

4. Tác dụng của sả: giúp giải độc

Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn nên sẽ giúp giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang. Đồng thời, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu.

Uống nước sả có tác dụng gì? Công dụng đặc biệt khác của sả chính là giải độc rượu rất nhanh. Những người say rượu nặng khi uống nước sả vào sẽ nhanh chóng tỉnh táo, đỡ mệt mỏi, nhức đầu. Cách đơn giản là bạn có thể dùng một bó sả giã nát nấu với nước lọc, sau đó gạn lấy một chén nước.

5. Công dụng của sả: giúp hạ huyết áp

Nếu đang gặp tình trạng huyết áp cao, các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp. Vì sả có tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và tốt cho những người mắc các vấn đề về huyết áp.

6. Công dụng của cây sả giúp hạ sốt

Sả có thể dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ một ít sả trong nhà là việc làm vô cùng hữu ích và tiện lợi. Ngoài ra, vài bụi sả xung quanh nhà có thể giúp bạn và người thân tránh muỗi cũng như nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi chích.

7. Cây sả hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

Công dụng của sả có thể giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, mang lại hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn hệ thần kinh như bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở người già), bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay và động kinh…

8. Công dụng của sả giúp đuổi côn trùng

Trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola là những chất thường có trong trái chanh. Vì vậy, khi bóc vỏ sả, bạn có thể ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt giống chanh. Khi bôi tinh dầu sả lên da hoặc phun trong nhà, bạn có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như rệp, bọ chét… Do đó, nhiều người dùng sả như loại thuốc trừ muỗi và khử mùi.

9. Tác dụng của sả giúp làm đẹp da

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

công dụng của sả giúp làm đẹp da

Sả có tác dụng gì trong việc chăm sóc da? Tinh dầu sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Những công dụng của sả có thể nhắc đến là cải thiện chất lượng da, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt, đặc biệt làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể.

10. Công dụng của cây sả giúp giảm cân

Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.

11. Công dụng của sả giúp giảm đau

Tinh dầu sả được sử dụng làm hương liệu trị chứng đau cơ, đau khớp khi dùng trong các loại đèn xông tinh dầu. Một số người còn thoa trực tiếp sả hay tinh dầu sả lên vùng da bị đau để trị các chứng đau đầu, đau dạ dày, đau bụng và đau cơ bắp.

12. Cây sả giàu chất dinh dưỡng

sả giàu dưỡng chất

Sả mang lại rất nhiều lợi ích dinh dưỡng. Một chén sả có chứa khoảng hơn 10% hàm lượng sắt, magiê, kali, kẽm và folate khuyến nghị hàng ngày. Khoáng chất có hàm lượng cao nhất trong đó là mangan – khoảng 175% giá trị khuyến nghị. Mangan là một chất dinh dưỡng thiết yếu và có tác dụng điều trị các bệnh loãng xương, thiếu máu và hội chứng tiền kinh nguyệt.

13. Cây sả giúp tạo mùi hương dễ chịu

Trong thức ăn và thức uống, cây sả cũng là một loại gia vị giúp tạo hương. Nhiều người thường dùng lá sả để tạo hương vị trong các loại trà thảo dược.

Trong ngành sản xuất, sả thường được dùng tạo mùi hương cho xà phòng và dụng cụ trang điểm. Người ta còn dùng sả để tạo ra vitamin A và citral tự nhiên.

14. Công dụng của sả giúp sát khuẩn da

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Brazil, các nhà khoa học đã sử dụng sả để điều trị nhiễm trùng staph và phát hiện thấy các đặc tính sát khuẩn tiềm ẩn của sả có hiệu quả hơn các loại thuốc kháng sinh và streptomycin.

Sả khi dùng để tẩy rửa hoặc đắp lên da cũng có tác dụng chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng da hoặc các vết loét bị nhiễm trùng. Bạn có thể chữa bệnh nấm da với sả bằng cách ngâm chân trong bồn nước (với tỷ lệ 3 giọt dầu sả và 2–3 lít nước ấm) trong vòng 20 phút.

15. Cây sả có đặc tính kháng viêm

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.

Một nghiên cứu tương tự được công bố năm 2010 cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

lưu ý khi sử dụng sả

Cây sả tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng để ăn, đắp lên da hay chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng sả để không phải gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sả giúp bạn tránh được những tác dụng phụ của sả:

• Không nên hít trực tiếp hay uống tinh dầu sả: Nếu hít trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và nếu bạn nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

• Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Bạn không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Cây sả là nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm nhưng lại có thể hỗ trợ rất tốt cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, bạn nên tận hưởng công dụng của sả để làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

“Bỏ túi” ngay 10 công dụng của cây sả với sức khỏe và sắc đẹp

Cải thiện tình trạng bệnh tim và tiểu đường

Trong y học cổ truyền, sả đã được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường và bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2007 đã cho thấy tác động tích cực của củ sả với tình trạng tiểu đường và tim mạch trên những nghiên cứu với động vật. Sau 42 ngày sử dụng và bổ sung củ sả vào chế độ ăn uống mỗi ngày một lần, chuột thí nghiệm đã có thể cải thiện mức đường huyết, cải thiện mức cholesterol và giảm mức chất béo trung tính. Những kết quả này là tín hiệu khả quan thể hiện khả năng điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để đánh giá hiệu quả của củ sả đối với bệnh tim mạch và tiểu đường trên người.

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ sả thường xuyên hơn có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư. Hầu hết các loại thực phẩm từ thực vật đều chứa các hợp chất mạnh như hợp chất từ thực vật phytochemical và chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do. Theo một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm”, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa chẳng hạn như axít caffeic, axít chlorogenic và isoorientin có thể ngăn chặn các gốc tự do gây hại.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Châu Âu vào tháng 8 năm 2012, một loại flavonoid đặc biệt gọi là luteolin có khả năng làm chậm sự phát triển và đẩy nhanh quá trình chết của một số loại tế bào ung thư. Ngoài ra, theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, tinh dầu trong sả có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong ung thư gan, ung thư vú và bệnh bạch cầu nói riêng.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn vì nghiên cứu này chỉ được thực hiện bằng cách sử dụng các tế bào hồng cầu trong phòng thí nghiệm.

Ngăn ngừa bệnh sốt rét

Củ sả phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và nóng ẩm. Sả lại là loài thực vật có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Những vùng đất nóng ẩm là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng bệnh dịch sốt rét. Bệnh sốt rét do một loại ký sinh trùng gây ra và do muỗi truyền sang người. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc tử vong. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học thực vật quốc tế “Planta Medica” cho thấy rằng các loại tinh dầu có trong sả có khả năng ngăn chặn bệnh sốt rét từ 62 đến 87%. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định những tác dụng trên đối với cơ thể người. Nếu những nghiên cứu này thành công sẽ là tín hiệu đáng mừng trong việc cứu trợ người dân ở những khu vực xa xôi trên thế giới không có điều kiện để điều trị bệnh sốt rét theo phương pháp hiện đại.

Hỗ trợ cải thiện tiêu hoá

Sả là thực phẩm được biết đến với khả năng điều trị chứng khó tiêu, đau bụng, cảm lạnh, co thắt ruột và tiêu chảy. Nó cũng có thể giúp làm giảm và ngăn ngừa sự hình thành khí trong ruột. Do đó, bạn có thể phơi khô sả và dùng như trà để cải thiện tình trạng tiêu hoá cũng như giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Giúp thải độc tố trong cơ thể

Sả là thực phẩm rất tuyệt vời để dùng như sản phẩm detox thanh lọc cơ thể vì nó có đặc tính loại bỏ các chất độc hại và axit uric. Bên cạnh đó, sả có chức năng giúp lợi tiểu do đó rất có lợi cho các cơ quan tiêu hóa trong trường hợp tiêu thụ nhiều chất dầu mỡ hoặc khó tiêu.

Cải thiện đau bụng kinh ở phụ nữ và chuột rút

Sả không phải là thực phẩm có chức năng như thuốc giảm đau giúp giảm hay ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh, nhưng nó sẽ giúp bạn thư giãn và giảm bớt sự đau đớn nhờ khả năng thư giãn cơ. Các loại tinh dầu có trong cây hoạt động như một chất làm giãn cơ nhẹ, có tác dụng khi sử dụng và thoa lên da. Do đó, sả có thể giúp làm dịu tình trạng chuột rút, co thắt và buồn nôn. Khi cọ xát vào da, nó có thể có tác dụng làm ấm, có thể hỗ trợ các cơ bị đau.

Hỗ trợ giảm huyết áp

Sả có thể làm giảm huyết áp hiệu quả bằng cách kích thích lưu thông máu. Ngoài ra, việc tiêu thụ sả như một loại trà đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Hỗ trợ chống viêm

Sả được biết đến với công dụng làm giảm nhiều chứng viêm và các vấn đề khó chịu liên quan đến việc đau nhức do sưng viêm gây ra. Do đó, việc tiêu thụ sả có thể giúp giảm các tình trạng và bệnh lý như đau răng, đau cơ và đau khớp.

Cải thiện sức khỏe làn da

Các chất chống oxy hoá và flavonoid chứa trong sả giúp phục hồi làn da của bạn. Bên cạnh đó, trong loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều vitamin A giúp làn da có được vẻ trẻ trung và tươi mới hơn. Hơn nữa, một số nghiên cứu về da liễu cho rằng sả có khả năng giúp giảm mụn nhọt và mụn trứng cá.

Khử mùi và làm sạch không khí

Sả có mùi đặc trưng là thơm ngọt và nồng, do đó chúng có thể sử dụng như sản phẩm giúp khử mùi hôi và làm sạch không khí hoàn hảo. Bên cạnh đó, tinh dầu sả là tinh dầu vô cùng phổ biến trong điều chế nến thơm và dầu xông phòng (đối với lò đốt dầu). Một số nhà cung cấp tinh dầu đã đề xuất việc nên dùng tinh dầu sả để khử mùi trong nhà vệ sinh của bạn, để loại bỏ những mùi không mong muốn, hoặc dùng chúng như một sản phẩm khử mùi và làm mát không khí trong ô tô của bạn.

Những món ăn ngon và hấp dẫn với cây sả

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Sả là gia vị đắc lực trong những món ăn truyền thống đậm vị Á Đông

Sườn chiên sả ớt

Khi lựa chọn sườn bạn nên chọn sườn non để món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn. Sau khi mua về, các bạn cần rửa sạch với nước muối và một ít giấm pha loãng. Bạn nên rửa kỹ để máu đọng trên thịt ra hết và rửa cho đến khi nước trong là được. Sả, ớt, tỏi sau khi rửa sạch bạn cần băm nhuyễn. Sau đó, bạn ướp thịt với muối, bột nêm (hoặc bột ngọt), tiêu, một ít đường và hỗn hợp sả ớt nói trên trong khoảng 30 phút. Đổ dầu lên chảo đợi dầu sôi, sau đó xếp thịt vào chảo và chiên đến khi chín vàng hai mặt rồi xếp ra đĩa dung kèm cơm nóng.

Đây là món ăn rất “đưa cơm” phù hợp cho những bữa ăn gia đình mỗi ngày. Củ sả băm được ướp thấm trong thịt ngoài đem đến hương vị độc đáo giúp khử mùi thịt, còn cung cấp thêm sả giúp ấm bụng và cải thiện tiêu hóa.

Nước detox chanh gừng sả

Đầu tiên, sả bạn cần bỏ phần lá xanh và rửa sạch sau đó cắt khúc ngắn từ 7 – 10cm và đập dập. Gừng rửa sạch và giữ nguyên vỏ, cắt thành miếng 1cm và đập dập. Tiếp theo, bạn đặt một nồi nước khoảng 2500ml và thêm 500g đường và nấu sôi lăn tăn cho tan hết đường. Bạn nên dùng đường phèn để nước có  vị ngọt dịu và thanh nhẹ.

Đến khi nước đường sôi, bạn thả sả vào và nấu trong 5 phút, sau đó thả gừng và 1 chút muối vào đun thêm 1 phút và tắt bếp. Đến khi hỗn hợp nước nguội, bạn lọc nước qua rây để bỏ phần sả gừng cho trong nước. Bạn cần đợi đến khi nước sả gừng nguội hẳn bạn mới nên vắt chanh vào (vắt chanh vào khi nước còn nóng sẽ gây đắng) và khuấy đều, thêm đá vào và thưởng thức hoặc bạn có thể chia vào những chai nhỏ và để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Loại nước này là thức uống thải độc, thanh nhiệt rất phù hợp để dùng trong những mùa hè nóng bức để nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.

Nghêu hấp sả

Nghêu tươi sau khi mua về cần ngâm trong nước vo gạo hoặc nước có giã ớt trong vòng ít nhất là 3-4 tiếng để chúng nhả sạch chất bẩn. Sả cắt bỏ phần lá xanh, rửa sạch và cắt khúc ngắn 7-10cm và đập dập. Tiếp theo, bạn xếp sả xuống đáy nồi và để nghêu lên trên, nên thêm một chút muối và bột nêm, tỏi ớt và lá chanh theo khẩu vị và thêm khoảng 100ml nước vào sau đó đập nắp vung và bật bếp để lửa vừa. Đến khi nước sôi đều, bạn quan sát thấy tất cả nghêu đã mở miệng thì tắt bếp và sắp ra đĩa dùng với muối tiêu chanh. Dùng củ sả trong chế biến sẽ giúp khử mùi của hải sản và giúp ấm bụng, tránh đau bụng khi sử dụng hải sản.

Nhìn chung, cây sả là một loại thực vật có dược tính cao giúp phòng ngừa và điều trị một số triệu chứng bệnh cho sức khỏe. Bạn nên tham khảo và bổ sung loại gia vị này vào bữa ăn trong gia đình để bổ sung đầy đủ chất và nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

 

 

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

100 Lời Dạy Về Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Của Vị Lương Y Hơn 100 Tuổi.

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng Thuốc Quý Trong Vườn chia sẻ những điều hữu ích, giúp mọi người sống khỏe và bình an >>

Mật Ong Hoa Cafe Hữu Cơ

MẬT ONG HOA CAFE HỮU CƠ từ vùng cafe nổi tiếng Đắk Lắk. Hội tụ những tinh túy của núi rừng cao nguyên núi lửa Tây Nguyên, vì vậy Mật Ong cafe nơi đây rất tốt cho sức khỏe. MẬT ONG HOA CAFE HỮU CƠ không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn, nó còn là món quà tặng ý nghĩa và thiết thực nhất và mang lại Sức khỏe & Bình an & May mắn cho người nhận và người dùng.

Hạt Tiêu Hữu Cơ

HẠT TIÊU HỮU CƠ không chỉ là gia vị, nó còn là món quà ý nghĩa khi đi xa về gần, món quà tặng ý nghĩa và thiết thực nhất. HẠT TIÊU HỮU CƠ hấp thu những tinh túy của vùng đất linh thiên núi Chứa Chan, mang lại Sức khỏe & Bình an & May mắn cho người nhận và người dùng.

Glucose Meter: Kiểm soát đường huyết bằng điện thoại và máy tính bảng dễ dàng và an toàn.

1. Kiểm tra tình trạng đường huyết.
2. Ghi lại và theo dõi tình trạng đường huyết qua các lần đo. Xem dạng danh sách hoặc dạng biểu đồ trực quan.
3. Kiểm tra chỉ số đường huyết trong thực phẩm hàng ngày...

Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài đặt ứng dụng và sử dụng miễn phí, an toàn khi sử dụng trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc qua mã QRCODE sau. Quý khách nhớ rate và chia sẻ ứng dụng hữu ích này đến những người xung quanh nhé! Cảm ơn!

Glucose Meter

Hoặc cài bằng file APK tại đây >>

Website: http://glucosemeter.dvms.vn | Fanpage: https://www.facebook.com/glucosemeter.DVMS

Happy Life: Kiểm Tra Tình Trạng Sức Khỏe, Kiểm Tra Thể Trạng, Dự Đoán Ngày Sinh, Dự Đoán Con Trai hay Con Gái... dễ dàng bằng điện thoại và mấy tính bảng

1. BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.

2. WHR Tỉ số bụng mông là tỉ số giữa vòng bụng (eo) và vòng mông của bạn. Dùng phương pháp này, có thể biết được mỡ của bạn chủ yếu tập trung ở bụng hay ở mông. Dùng thước vải bao quanh thắt lưng qua rốn để đo được vòng bụng, bao quanh mông ở nơi to nhất để đo vòng mông. Nếu trị số WHR của người đàn ông lớn hơn 1,0 và WHR của người đàn bà lớn hơn 0,8, có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh cua người ấy tăng lên.

3. Dự đoán ngày sinh con.
4. Dự đoán sinh con trai hay con gái.
5. và nhiều tính năng khác sẽ được cập nhật trong các phiên bản tiếp theo...

Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài đặt ứng dụng và sử dụng miễn phí, an toàn khi sử dụng trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc qua mã QRCODE sau. Quý khách nhớ rate và chia sẻ ứng dụng hữu ích này đến những người xung quanh nhé! Cảm ơn!

Happy Life

Hoặc cài bằng file APK tại đây >>

Website: http://happylife.dvms.vn | Fanpage: https://www.facebook.com/Happylife.DVMS

Thực phẩm hữu cơ

Không tìm thấy Feed

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd